image banner
Trà Vinh: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030
Lượt xem: 1020
Ngày 09/7/2021, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 

Điểm bán nông sản ở Càng Long

Ảnh. NN(NN)

Mục tiêu chung của Kế hoạch là phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh và yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh; đồng thời, nghiên cứu bổ sung, ban hành chính sách mới, chính sách đặc thù của tỉnh để hỗ trợ, gắn kết các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản phát triển bền vững từ khâu cung ứng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản đầu ra cho nông dân;  củng cố, phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân, cụ thể: Đến năm 2025, lượng tiêu thụ nông sản thông qua các kênh liên kết đạt khoảng 20% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường; hợp tác xã tham gia mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ đạt 30% tổng số hợp tác xã, phấn đấu đến năm 2025 có 20% hợp tác xã thực hiện tiêu thụ nông sản cho các thành viên và nông dân trên địa bàn; trang trại có liên kết tiêu thụ nông sản chiếm 20% tổng số trang trại; doanh nghiệp thực hiện phương thức tổ chức tiêu thụ theo kênh liên kết đạt khoảng 30% tổng số doanh nghiệp; tối thiểu 20% sản phẩm, hàng hóa nông sản có sử dụng mã số, mã vạch; hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản; 50% sản phẩm nông sản thuộc Chương trình OCOP (từ 3 - 4 sao) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và định hướng đến năm 2030, lượng nông sản tiêu thụ qua các kênh liên kết đạt khoảng 50% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường. Hợp tác xã tham gia mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ đạt 50% tổng số hợp tác xã, phấn đấu đến năm 2030 có 30% hợp tác xã thực hiện tiêu thụ nông sản cho các thành viên và nông dân trên địa bàn; trang trại có liên kết tiêu thụ nông sản chiếm 40% tổng số trang trại; doanh nghiệp thực hiện phương thức tổ chức tiêu thụ theo kênh liên kết đạt khoảng 60% tổng số doanh nghiệp; tối thiểu 40% sản phẩm, hàng hóa nông sản có sử dụng mã số, mã vạch; hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản; 80% sản phẩm nông sản thuộc Chương trình OCOP (từ 3 - 4 sao) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Kế hoạch cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách; công tác thông tin, tuyên truyền; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; quản lý quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản; phát triển các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; ng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trong kinh doanh tiêu thụ nông sản; tăng cường công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nông sản và áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản; thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp.

                                                NN (NN) - Nguồn Kế hoạch số 56/KH-UBND


Thống kê truy cập
  • Đang online: 25
  • Hôm nay: 2249
  • Trong tuần: 14 722
  • Tất cả: 1864180