image banner
Kết quả công tác triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh năm 2019
Lượt xem: 863

Trong năm 2019, có 9 huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; có 32 cơ sở tham gia, với 39 sản phẩm. Kết quả đánh giá đạt 2 sao có 9 sản phẩm; đạt 3 sao có 27 sản phẩm; đạt 4 sao có 3 sản phẩm (trong đó, Thành phố Trà Vinh 12 sản phẩm; huyện Tiểu Cần 02 sản phẩm; huyện Càng Long 02 sản phẩm; huyện Cầu Kè 03 sản phẩm; huyện Trà Cú 03 sản phẩm; huyện Cầu Ngang 03 sản phẩm; thị xã Duyên Hải 02 sản phẩm; huyện Duyên Hải 01 sản phẩm; huyện Châu Thành 02 sản phẩm); có 24 cơ sở doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh...tham gia Chương trình OCOP đều có đề xuất hỗ trợ, về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, về hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm, về hỗ trợ dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, về hỗ trợ đào tạo, tập huấn; có 9 huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá sản phẩm và kết quả đạt 2-4 sao gồm 39 sản phẩm; trong đó, có 30 sản phẩm đạt 3 - 4 sao; còn lại 9 sản phẩm đạt 2 sao và có khả năng phát triển lên 3 sao trong năm 2020.

Họp lựa chọn, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Trà Vinh

Kết quả phát triển sản phẩm: Có 3 sản phẩm đạt kết quả 4 sao gồm: Chả Hoa; Gạo Long Hiệp (Hạt Ngọc Rồng); Bộ Salon tre, định hướng phát triển đạt 5 sao. Số lượng sản phẩm đạt, được cấp tiêu chuẩn chất lượng, mã số mã vạch gồm 03 sản phẩm sau: Chả hoa; Chả nhồi Patê trứng muối; Cốm ống; Số lượng, tên sản phẩm được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ: gồm 15 sản phẩm sau: Bánh trung thu gà quay Jambon; Lạp xưởng; Trà Sâm Đinh Lăng; Trà Thảo mộc Nhãn Lồng; Trà Hoa Đậu Biếc; Trà Măng Tây; Trà Dứa Thơm; Trà Tía Tô; Trà Sả; Kẹo Đậu Phộng; Bánh Bao chỉ; Nước Mắm rươi; Bánh tét; Bộ salon Tre; Bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thủ nhỏ.

Đồng thời, kết quả có 27 Sản phẩm, phân hạng đạt 03 Sao; 03 Sản phẩm, phân hạng đạt 4 Sao; trong đó, 27 sản phẩm nhóm thực phẩm, 3 sản phẩm nhóm thủ công, mỹ nghệ trang trí. Các sản phẩm được ký kết tiêu thụ với các đơn vị phân phối, bán lẻ như: Trà Sâm Đinh Lăng; Trà Thảo mộc Nhãn Lồng; Trà Hoa Đậu Biếc; Trà Măng Tây; Trà Dứa Thơm; Trà Tía Tô; Trà Sả; Gạo Long Hiệp (Hạt Ngọc Rồng); Tôm Khô...

Bên cạnh đó, tỉnh còn tham gia xúc tiến thương tại các hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP trong năm 2019 ở các tỉnh như: Tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Nam Định; tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Vĩnh Long...

Nhìn chung, trong quá trình triển khai thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương là điều kiện thuận lợi để tổ chức triển khai Chương trình OCOP; sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa thành viên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, cấp huyện, trong công tác tuyên truyền các Doanh nghiệp, chủ cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác hiểu rõ được tầm quan trọng của Chương trình OCOP và đã tích cực tham gia, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Qua đó giúp cho các chủ cơ sơ, doanh nghiệp sản xuất cải tiến sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị, máy móc phục vụ vào quá trình sản xuất, để ngày càng tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước,… Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chưa có xây dựng, điểm bán hàng, cửa hàng OCOP; các địa phương (cấp huyện) triển khai chậm cho các cơ sở sản xuất doanh nghiệp, Tổ hợp tác, Hợp tác xã; các Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ, trang trí: hiện nay không có quy định Công bố chất lượng sản phẩm; chính sách hỗ trợ phát triển, sản xuất sản phẩm, trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; hiện nay chưa có chính sách riêng cho Chương trình mà thực hiện lồng ghép từ các chính sách khác.

Vì vậy, kế hoạch năm 2020 là chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, triển khai hiệu quả chu trình OCOP; phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức kinh tế và hoạt động xúc tiến thương mại,… là nhiệm vụ trọng tâm cho công tác năm 2020 nhằm triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của tỉnh.

                                                                                     NN (NN)

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 35
  • Trong tuần: 1 292
  • Tất cả: 1878782