image banner
Trà Vinh: “Xây dựng hệ thống giám sát côn trùng thông minh phục vụ công tác bảo vệ thực vật”
Lượt xem: 1053

Ngày 30/3/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản phê duyệt Đề án: “Xây dựng hệ thống giám sát côn trùng thông minh phục vụ công tác bảo vệ thực vật”

Mỗi bẫy đèn có thể dự báo cho một cánh đồng vài ngàn hecta

Theo đó, mục tiêu chung là lắp đặt, vận hành và theo dõi hoạt động của các bẫy côn trùng điện tử để dần thay thế hệ thống bẫy đèn truyền thống tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác theo dõi, dự tính dự báo tình hình dịch hại trên cây lúa trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại mang lại hiệu quả cao mà cụ thể là xây dựng 10 hệ thống bẫy đèn thông minh trên địa bàn tỉnh nhằm theo dõi tình hình côn trùng trên cây lúa, đặc biệt rầy nâu di trú; lấy mẫu rầy nâu phân tích giám định mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khi rầy di trú cao; phục vụ công tác dự tính dự báo, tình hình dịch hại xuất hiện và gây hại; bẫy đèn thông minh bằng trí tuệ nhân tạo, nhận dạng được chính xác số lượng, chủng loại côn trùng vào đèn; giúp nhà quản lý có đầy đủ cơ sở dữ liệu từng bẫy đèn trên máy chủ và máy trạm thông qua phần mền ứng dụng; từ đó, ghi nhận kết quả, phục vụ công tác dự tính, dự báo kịp thời và chính xác hơn.

Với quy mô là xây dựng 10 bẫy đèn được triển khai thực hiện tại 05 huyện trồng lúa chủ lực của tỉnh: Càng Long (02 bẫy); Cầu Kè (02 bẫy), Tiểu Cần (02 bẫy), Châu Thành (01 bẫy), Trà Cú (02 bẫy), Cầu Ngang (01 bẫy) dùng để thực hiện công tác dự tính, dự báo côn trùng trên cây lúa trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Đối với người trực tiếp sản xuất, ý nghĩa của Đề án mang lại là công nghệ bẫy đèn thông minh, giám sát côn trùng hỗ trợ công tác dự tính, dự báo cáo chính xác; mọi người có thể truy cập thông tin nhanh và chính xác bằng điện thoại thông qua các phần mềm ứng dụng; giúp người nông dân phòng trừ dịch hại một cách hiệu quả nhất, giảm chi phí trong sản xuất, đặc biệt là giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng và trừ dịch hại trên diện rộng.

Đối với cơ quan quản lý ngành Nông nghiệp, ý nghĩa của Đề án mang lại là thu thập thông tin làm cơ sở dữ liệu, xây dựng biểu đồ, tham mưu cho ngành trong việc xây dựng lịch xuống giống “né rầy” trên từng khu vực cũng như quản lý và phòng trừ dịch hại trên cây trồng trên phạm vi của tỉnh; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống ngành bảo vệ thực vật về quản lý dịch hại cộng đồng; thuận lợi cho việc hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời quản lý dịch hại tổng hợp trên quy mô lớn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo an toàn, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án đã được phê duyệt.

                                                                                                              NN (NN)  


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 60
  • Trong tuần: 768
  • Tất cả: 1879311