image banner
Trà Vinh: Phê duyệt Dự án Xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020
Lượt xem: 1128
Ngày 02/7/2020, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành văn bản phê duyệt Dự án Xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020

Ớt chỉ thiên là sản phẩm OCOP của Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang

Mục tiêu chung là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống; sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; cụ thể là hỗ trợ tư vấn tạo lập, thiết kế, đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ: Chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm; đào tạo, tập huấn năng cao năng lực cho cán bộ và Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ sản xuất tham gia Chương trình OCOP; tập huấn “Quy trình triển khai Chương trình OCOP” cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và tập huấn “Xây dựng Kế hoạch các bước của doanh nghiệp theo Bộ Tiêu chí”, truyền thông, tuyên truyền về Chương trình OCOP,... tham gia hoạt động Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm Chương trình OCOP; Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Chương trình tại địa phương; hội thảo, hội nghị, họp các nội dung về Chương trình OCOP; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Với các hoạt động chính của Dự án là hỗ trợ tư vấn tạo lập, thiết kế, đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ: Chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm; đào tạo, tập huấn cho cán bộ và Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ sản xuất tham gia Chương trình OCOP; truyền thông, tuyên truyền về Chương trình OCOP; tham gia hoạt động Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm Chương trình OCOP (xúc tiến thương mại); kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Chương trình tại địa phương; hội thảo, hội nghị, họp các nội dung về Chương trình OCOP; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Đồng thời, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại là tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao công suất sản xuất, mở rộng thị trường, góp phần tăng giá trị sản xuất sản phẩm của tỉnh trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế nông thôn. Sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập; góp phần giải quyết thị trường đầu ra cho sản phẩm, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất sạch vào sản xuất nhằm hạn chế tác hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thông tin, tuyên truyền đến các Sở, Ban, ngành, địa phương và người dân về lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn của Chương trình, tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại góp phần giúp các sản phẩm của tỉnh có định hướng phát triển bền vững và hướng xuất khẩu thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn Giám đốc Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện dự án đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước, theo dõi, kiểm tra và thực hiện đúng nội dung, mục tiêu, tiến độ đề ra.                                                                         

                                                       NN (NN)

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 1409
  • Trong tuần: 15 505
  • Tất cả: 1865955