image banner
Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2020
Lượt xem: 998

Từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh chuyển đổi được 14.852,76 ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc nuôi thủy sản, trong đó năm 2017 chuyển đổi sang trồng cây hàng năm 7.377,55 ha, cụ thể: Năm 2017 diện tích chuyển đổi là 2.040,12ha, gồm các huyện: Càng Long 209,09 ha; Cầu Kè 81,91 ha, Tiểu Cần 273,2 ha, Châu Thành 181,19 ha, Trà Cú 725,28 ha, Cầu Ngang 297,95 ha, Duyên Hải 216,1 ha, thị xã Duyên Hải 30 ha và thành phố Trà Vinh 25,4 ha. Năm 2018 diện tích chuyển đổi là 1.796,91ha, gồm các huyện: Càng Long 127,84 ha; Cầu Kè 58,95 ha, Tiểu Cần 458,6 ha, Châu Thành 95,95 ha, Trà Cú 676,88 ha, Cầu Ngang 301,79 ha, Duyên Hải 60,1 ha, thị xã Duyên Hải 12,5 ha và thành phố Trà Vinh 4,3 ha. Năm 2019 diện tích chuyển đổi là 2.660,66ha, gồm các huyện: Càng Long 99,46 ha; Cầu Kè 49,08 ha, Tiểu Cần 283,48 ha, Châu Thành 86,8 ha, Trà Cú 1.772,68 ha, Cầu Ngang 302,26 ha, Duyên Hải 44,9 ha, thị xã Duyên Hải 21ha và thành phố Trà Vinh 01 ha. Và đến 6 tháng đầu năm 2020, chuyển đổi là 879,86ha, gồm các huyện: Càng Long 49,87 ha; Cầu Kè 38,53 ha, Tiểu Cần 54,1 ha, Châu Thành 48,06 ha, Trà Cú 298,1 ha, Cầu Ngang 285,5 ha, Duyên Hải 92,8 ha, thị xã Duyên Hải 12,4 ha và thành phố Trà Vinh 0,5 ha.       

Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cam ở Tân Bình - Càng Long

Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 3.816,72 ha, cụ thể: Năm 2017 diện tích chuyển đổi là1.059,47ha, gồm các huyện: Càng Long 540,1 ha; Cầu Kè 271,97 ha, Tiểu Cần 79 ha, Châu Thành 43,8 ha, Trà Cú 68,5 ha và thành phố Trà Vinh 56,1 ha. Năm 2018 diện tích chuyển đổi là 845,1 ha, gồm các huyện: Càng Long 249,4 ha, Cầu Kè 282,75 ha, Tiểu Cần 41,1 ha, Châu Thành 70,4 ha, Trà Cú 84,2 ha, thành phố Trà Vinh 114,55 ha vàthị xã Duyên Hải 2,7 ha. Năm 2019 diện tích chuyển đổi là 1.029,55 ha, gồm các huyện: Càng Long 385,5 ha, Cầu Kè 272,2 ha, Tiểu Cần 204,1 ha, Châu Thành 56,15 ha, Trà Cú 60,95 ha, thành phố Trà Vinh 47,65 ha và thị xã Duyên Hải 3 ha. Và đến 6 tháng đầu năm 2020, chuyển đổi là 882,6 ha, gồm các huyện: Càng Long 354,2 ha, Cầu Kè 465,52 ha, Châu Thành 36,48 ha, Trà Cú 12,6 ha, Cầu Ngang 5,3 ha, thành phố Trà Vinh 2,5 ha và thị xã Duyên Hải 6 ha.

Chuyển đổi sang kết hợp nuôi thủ sản hoặc chuyên nuôi thủy sản, diện tích 3.658,4 ha, cụ thể:         Năm 2017 diện tích chuyển đổi là1.066,8 ha, gồm các huyện: Châu Thành 843 ha, Trà Cú 141,4 ha, Cầu Ngang 55,2 ha, Duyên Hải 17 ha, thị xã Duyên Hải 09 ha và thành phố Trà Vinh 1,2 ha. Năm 2018 diện tích chuyển đổi là 1.213,41ha, gồm các huyện: Châu Thành 302,25 ha, Trà Cú 207,46 ha, Cầu Ngang 663,5 ha, Duyên Hải 39,5 ha, Càng Long 0,7 ha. Năm 2019 diện tích chuyển đổi là 792,77 ha, gồm các huyện: Châu Thành 383,53 ha, Trà Cú 362,6 ha, Cầu Ngang 37,74 ha, Duyên Hải 4,2 ha, Càng Long 0,7 ha, thị xã Duyên Hải 03 ha và thành phố Trà Vinh 01 ha. Và đến 6 tháng đầu năm 2020 diện tích chuyển đổi là 585,42 ha, gồm các huyện: Trà Cú 428,2 ha, Châu Thành 87,72 ha, Cầu Ngang 56,5 ha, Duyên Hải 11,5 ha, Càng Long 1,5 ha.

Nhìn chung, qua đánh giá sơ bộ cho thấy việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn hiệu quả kinh tế tăng gấp từ 1,22 - 3,5 lần so với trước khi chuyển đổi. Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng thu nhập cho hộ dân. Hiệu quả các mô hình chuyển đổi tăng từ 2,65–7,5 lần so với chuyên trồng lúa.Chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản hoặc kết hopự nuôi thủy sản đã mang lại hiệu quả đáng kể tăng từ 2,8 đến 7,63 lần so với chuyên trồng lúa. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như về công tác tuyên truyền, vận động tuy có thực hiện nhưng chưa có chiều sâu, chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú nên nhiều hộ chưa mạnh dạn tham gia; đầu ra sản phẩm nông sản không ổn định; thiếu vốn; thiếu lao động; thiếu kỹ thuật; chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm; chưa có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ cho chuyển đổi; việc liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập; hầu hết các nông sản tiêu thụ thông qua tương lái; diện tích chuyển đổi còn rời rạc, nhỏ lẻ, chưa liên kết thành vùng sản xuất quy mô lớn; việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế...

Vì vậy, giải pháp thực hiện trong thời gian tới là cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa; tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân áp dụng thực hiện; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có liên quan đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất trồng lúa; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi; tổ chức lại sản xuất và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm...

                                                                                   NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 41
  • Trong tuần: 749
  • Tất cả: 1879292