image banner
Trà Vinh đánh giá kết quả phân loại hiệu quả áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2019
Lượt xem: 1028
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2019 tại các cơ quan hành chính, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hỗ trợ đắc lực mục tiêu cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Qua một năm tổ chức thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh; trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2019, Trà Vinh có 168 cơ quan hành chính và đơn vị thực hiện việc xây dựng, áp dụng duy tri và cải tiến hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015, cụ thể:

Cấp tỉnh: 19/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoàn thành việc xây dựng và áp dụng ISO, đạt tỷ lệ: 100%. Có 2 đơn vị là Công an và HĐND tỉnh, 13 Chi cục, và 19  đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành việc xây dựng và áp dụng ISO.

Cấp huyện: 09/09 UBND huyện, thị xã và thành phố đã hoàn thành

việc xây dựng và áp dụng ISO, đạt tỷ lệ: 100%.

Cấp xã: 106/106 UBND cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng và áp dụng ISO, đạt tỷ lệ: 100%. Trong đó: 85 xã, 11 phường và 10 thị trấn.

* Phân loại kết quả áp dụng ISO năm 2019: Đạt loại tốt: 83/167 cơ quan, đơn vị đạt 49.5%; đạt loại đạt yêu cầu: 85/167 cơ quan, đơn vị 50.5%; không đạt yêu cầu: Không có.

* Một số kết quả đạt được: Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đều thực hiện tốt việc xây dựng và áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL ISO 9001:2015 vào công tác giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị. Việc thu thập, sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản, các hồ sơ tài liệu được thực hiện khoa học, hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và thời gian giải quyết công việc; tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện cơ chế giao dịch một cửa, củng cố lòng tin của cơ quan hành chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp, công dân; người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan.

Quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ, công chức, phòng, ban giải quyết công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả; rút ngắn thời gian giải quyết công việc; giảm các tác động tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức khi giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và tác nghiệp hồ sơ và là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện:

Vẫn còn một số ít cán bộ, công chức chưa thực sự hiểu rõ về tính hiệu quả của hệ thống; sự hiểu biết về các tiêu chuẩn ISO còn hạn chế, trình độ ứng dụng CNTT vào công việc không đồng đều, dẫn đến những hạn chế trong nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Do một số văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước thay đổi dẫn đến việc phải thường xuyên cập nhật, bổ sung nội dung các quy trình; việc quan tâm, áp dụng các quy trình ISO tại một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, một số quy trình áp dụng còn chưa sát với thực tế, còn phải sửa đổi bổ sung.

Việc cập nhật, bổ sung các thủ tục hành chính vào quy trình theo tiêu chuẩn ISO còn chưa đầy đủ làm ảnh hưởng chung đến Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh./.

 

 

Chuyên viên KSTT (Tú)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 2
  • Trong tuần: 710
  • Tất cả: 1879253