image banner
Kết quả triển khai thực hiện chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 1173

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT thì trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: không phát sinh mới, đến nay, chỉ có 01 dự án nuôi tôm nước lợ quy mô 9,5 ha, số tiền hỗ trợ 230 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ, được Trung ương phân bổ 84,235 tỷ đồng, các địa phương đang triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất lúa. Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg: Hỗ trợ đầu tư 38 công trình khí sinh hoc. Nâng tổng số đã hỗ trợ đầu tư mua 43 con (heo, bò) đực giống, xây dựng 7.360 công trình khí sinh học, 6.070 liều tinh, 79 bình nitơ, đào tạo 37 dẫn tinh viên, giải ngân 38,5 tỷ đồng, đạt khoảng 68,56% kế hoạch vốn phân bổ. 

Ảnh. Nông dân xới đất chuẩn bị trồng cải ở phường 9, TPTV

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: Thực hiện hỗ trợ hộ chăn nuôi có heo bị bệnh Dịch tả heo Châu Phi buộc phải tiêu hủy 139,093 tỷ đồng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do Dịch tả heo Châu Phi theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ: Các tổ chức tín dụng cho vay chăn nuôi heo 243,75 tỷ đồng, trong đó vay sản xuất thức ăn chăn nuôi 11,89 tỷ đồng, cho vay do bị thiệt hại Dịch tả heo Châu Phi 1,02 tỷ đồng; duyệt kinh phí hỗ trợ thiệt hại do khô hạn, xâm nhập mặn là 40,245 tỷ đồng để nông dân tái sản xuất. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ: phối hợp với Sở Tài chính xây dựng hướng dẫn việc phân bổ, cấp phát, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; UBND huyện Cầu Kè đang thẩm định, phê duyệt 03 dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa của 03 hợp tác xã nông nghiệp. Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ: không phát sinh mới, từ khi triển khai trương trình đến nay chỉ hỗ trợ đóng mới 11 tàu cá, các tổ chức tín dụng giải ngân 144,6 tỷ đồng, mua bảo hiểm 305 lượt tàu cá và 2.274 thuyền viên, kinh phí 4,43 tỷ và hỗ trợ 07 chuyến vận chuyển hàng hóa, kinh phí 280 triệu đồng. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 08/8/2019 phê duyệt địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và tỉnh đang triển khai thực hiện. Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg: Các tổ chức tín dụng cho 426 hộ vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch với tổng dư nợ 109 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đối với chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã phân bổ 10 tỷ đồng cho các địa phương tổ chức đào tào nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; kết quả các địa phương đã phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp đã đào tạo được 6.175 lao động đạt 13,25% kế hoạch. Chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 04/QĐ-UBND: Đến nay, đã đưa 166 cán bộ chuyên môn về làm việc có thời hạn tại 94 hợp tác xã nông nghiệp; có 98 hợp tác xã nông nghiệp được giải ngân kinh phí hỗ trợ thành lập mới, kinh phí 2,94 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết 56/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, có 10 hợp tác xã tiếp cận chính sách và có 08 hợp tác xã đã Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư 17,46 tỷ đồng. Hiện nay, các hợp tác xã đang thực hiện các thủ tục thuê đất để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho, sân phơi, cửa hàng vật tư nông nghiệp

Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Các tổ chức tín dụng cho vay sản xuất 21.600 tỷ đồng, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 14.500 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu 420 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.900 tỷ đồng. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch 14 tỷ đồng, (trong đó, cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 30/NQ-CP 01 dự án với dư nợ 12,5 tỷ đồng); dư nợ cho ay chăn nuôi heo đạt 243,75 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Nghị quyết  15/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: Tổng ngân sách tỉnh phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2016 - 2019 là 31,87 tỷ đồng, đã giải ngân 18,39 tỷ đồng, đạt 57,7% vốn phân bổ. Kế hoạch năm 2020 đã duyệt là 28,93 tỷ đồng, các địa phương đang triển khai thực hiện…

Nhìn chung, với kết quả đạt được nêu trên thì việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa phát triển được nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; công tác phòng, chống dịch bệnh và triển khai các chính sách đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của một số địa phương thực hiện chưa tốt… Vì vậy, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là phải phấn đấu hoàn thành đạt kế hoạch đề ra.

                                                                                   NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 879
  • Trong tuần: 14 975
  • Tất cả: 1865425