image banner
Kết quả hoạt động 5 năm của Hội Thủy sản và Hội Làm vườn
Lượt xem: 892

Theo quy định Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội Thủy sản và Làm vườn có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Trong 5 năm qua, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội Thủy sản và Hội Làm vườn đã thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, nông ngư dân chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững; kết quả cụ thể: Về lĩnh vực thủy sản, Hội đã tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong nuôi trồng thủy sản, quản lý giống thủy sản, triển khai các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản được 109 lớp, có 2.832 lượt người tham dự; tổ chức phổ biến luật thủy sản, quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 84 lớp với 2.140 lượt đại biểu tham dự; phát 1000 tờ rơi “một số điểm lưu ý cho ngư dân đánh bắt xa bờ” cho ngư dân, lãnh đạo, xã ấp biết để tổ chức khai thác biển theo đúng qui định pháp luật.

Ảnh. Vườn Cam sành - Trà Vinh

Ngoài ra, Hội còn kết hợp với các viện, trường, nhà khoa học kỹ thuật thực hiện quy trình nghiên cứu sản xuất lươn giống, lươn thương phẩm; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về quy trình nuôi tôm sạch sử dụng men vi sinh, kỹ thuật nuôi tôm kết hợp với trồng rừng và kiến thức cơ bản tiêu chuẩn VietGAP; đặc biệt là tổ chức 4 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất lươn giống và 02 chuyến tham quan Hội chợ triển lãm ngành tôm tại Bạc Liêu.

Qua đó, giúp nông dân trong tỉnh giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những nông dân sản xuất giỏi trong khu vực; từ đó tiếp cận được quy trình kỹ thuật tiên tiến, những mô hình sản xuất hiệu quả để ứng dụng vào sản xuất tại tỉnh.        

Về lĩnh vực kinh tế vườn hiện nay luôn được quan tâm sâu sắc do tỉnh ta có nhiều chủ trương, chính sách về quy hoạch và chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Hội phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, các ban ngành tỉnh, huyện, chính quyền địa phương và các cấp cơ sở hội, tổ HTSX, HTX cây ăn trái vận động hội viên, thành viên cùng với nhà vườn khôi phục và cải tạo vườn kém hiệu quả, chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao như Quýt đường, bưởi da xanh, xoài cát chu, thanh long ruột đỏ và một số loại cây ăn trái khác phù hợp với thỗ nhưỡng của từng vùng nhằm nâng cao thu nhập cho kinh tế nông hộ, cụ thể: Lên vườn mới, cải tạo và khôi phục vườn kém hiệu quả, cải tạo, khôi phục vườn kém hiệu quả được 5.339,87 ha; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả lên vườn mới được 1.777,6 ha; diện tích vườn,  trong toàn tỉnh là 19.286,55 ha và đã hình thành nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: Mô hình trồng Bưởi da xanh ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành; mô hình trồng Thanh long ruột đỏ ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và mô hình trồng 1,2 ha quýt đường ở xã Bình Phú, huyện Càng Long, đây là những mô hình điểm thu lợi nhuận khá cao từ 130 - 400 triệu đồng mà hiện nay nhiều nông dân đã ứng dụng và sản xuất theo.  

Nhìn chung, mặc dù trong những năm gần đây tỉnh ta chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước tưới nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của Hội Thủy sản và Hội Làm vườn đã hỗ trợ tích cực cho nông dân và nhà vườn trong tỉnh vượt qua khó khăn, sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế vườn, kinh tế VAC và kinh tế hợp tác, từ đó sản phẩm nhà vườn được ổn định hơn.

                                                                                    NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 767
  • Trong tuần: 14 863
  • Tất cả: 1865313