image banner
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản và lâm nghiệp của tỉnh
Lượt xem: 800

Theo báo cáo của ngành chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản thì trong các tháng đầu năm 2020 đã tổ chức 21 cuộc tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản đến các hộ nuôi, các cơ sở sản xuất giống, các hộ nuôi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu của tỉnh có 521 lượt người dự (đạt 80,8% KH); tổ chức 02 cuộc tọa đàm về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh. Tổ chức tập huấn và tư vấn trực tiếp phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho 10.163 lượt hộ; thường xuyên thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nước và phân tích mẫu giáp xác tại các tuyến sông đầu nguồn thông báo cho nông dân quản lý ao nuôi; thu mẫu nước,mẫu đất, tôm sú và nghêu thịt phân tích mầm bệnh để xử lý kịp thời. Cấp phát 170,8 tấn Chlorine về các địa phương trọng điểm nuôi thủy sản chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh; phân công 15 cán bộ kỹ thuật tư vấn trực tiếp hộ nuôi và hướng dẫn xử lý mầm bệnh; thực hiện kiểm dịch khoảng 887,5triệu con giống các loại.

Ảnh. Chài kiểm tra tôm nuôi

Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên lâm nghiệp, từ đầu năm đến nay rừng Phi lao bị nhiễm bệnh 107,59 ha (chết xen kẽ 105,75 ha, chết trắng 1,84 ha), ước tổng số cây chết 43.790 cây tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa (thị xã Duyên Hải) và ấp Hồ Thùng, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải). Ngành đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ khảo sát để tìm biện pháp khắc phục, bước đầu xác định rừng Phi lao chết là do bị bệnh hại rể và phồng dộp thân cây.

Nhìn chung, với kết quả trên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, như ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ và làm rớt giá một số mặt hàng nông sản, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản qua chế biến bị đình trệ, kéo theo giá thu mua giảm, người dân sản xuất không có lời, thậm chí còn bị thua lỗ nên chưa khuyến khích người dân đầu tư sản xuất; chưa có sự chuyển đổi mạnh từ khai thác đánh bắt vùng lộng sang vùng khơi; tàu thuyền và trang thiết bị phục vụ khai thác lạc hậu, thời tiết không thuận lợi nên sản lượng khai thác hải sản giảm so với cùng kỳ…

Vì vậy, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới về công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản tăng cường công tác giám sát và kiểm soát dịch bệnh của các loài thủy sản nuôi; phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn, đảm bảo các quy định theo Luật Thủy sản, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị chế biến, bảo quản trên tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch để tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường; quản lý khai thác thủy sản; quản lý môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo đúng quy định. Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên lâm nghiệp, tiếp tục triển thực hiện trồng rừng, khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch; tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, kiểm soát lâm sản và quản lý động vật hoang dã, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

                                                                                   NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 1235
  • Trong tuần: 15 331
  • Tất cả: 1865781