image banner
Trà Vinh: Phê duyệt đề tài Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nam và xây dựng mô hình vườn thuốc nam bản địa
Lượt xem: 1196
Ngày 25/12/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản phê duyệt đề tài Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nam và xây dựng mô hình vườn thuốc nam bản địa tại tỉnh Trà Vinh

Ảnh. Vườn cây thuốc Nam

Theo đó, mục tiêu chung là điều tra khảo sát và thu thập nguồn cây thuốc nam trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; từ đó xây dựng bản đồ cây thuốc nam trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình vườn thuốc nam bản địa của tỉnh Trà Vinh; cụ thể là điều tra khảo sát và thu thập nguồn cây thuốc nam trên các vùng sinh thái chủ yếu của tỉnh Trà Vinh; đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nam ở tỉnh Trà Vinh; nghiên cứu tri thức bản địa về việc sử dụng cây thuốc nam của người dân địa phương; xây dựng bản đồ hiện trạng về đa dạng cây thuốc nam và bản đồ phân bố một số loài cây thuốc nam quý hiếm, có khả năng thương mại hóa tỷ lệ 1/50.000 tỉnh Trà Vinh; xây dựng 03 mô hình vườn cây thuốc nam bản địa của tỉnh Trà Vinh.

Với quy mô nghiên cứu là phỏng vấn 30 cán bộ quản lý, kỹ thuật cấp tỉnh, huyện,… thuộc các Sở, ngành, địa phương (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Ban dân tộc, Hội Đông y, Bệnh viện Y Dược cổ truyền,…) về thông tin chung đối với các vùng sinh thái, sinh cảnh, thành phần loài cây,... của cây thuốc nam tỉnh Trà Vinh; điều tra 270 phiếu về thực trạng sản xuất cây thuốc nam tỉnh Trà Vinh (loài cây, dạng sống, loại hình sản xuất, đặc điểm canh tác, mùa vụ xuất hiện, bộ phận sử dụng làm thuốc, cách chế biến, cách sử dụng,...) từ người thu hái, mua bán, sử dụng cây thuốc, các thầy lang, thầy thuốc,... ở địa phương; điều tra 45 ô tiêu chuẩn để xác định về phân bố thực vật, thành phần loài, mật độ, trữ lượng, tình hình sinh trưởng và phát triển, dạng sống,... của thực vật và các loài cây thuốc nam tự nhiên và được trồng; xây dựng bộ sưu tập cây thuốc nam với số lượng là 300 mẫu tiêu bản khô của 100 loài cây thuốc có giá trị sử dụng cao, các loài đặc hữu, quý hiếm và có tiềm năng khai thác nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và trưng bày triển lãm; xây dựng vườn sưu tập cây thuốc nam gồm 1 vườn cây thuốc thiết yếu theo tiêu chí của Bộ Y tế với diện tích khoảng 1.000 m2/vườn và 2 vườn cây thuốc có giá trị kinh tế, quý hiếm với diện tích khoảng 2.000 m2/vườn; tổ chức thực hiện 01 cuộc hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu với 40 đại biểu tham dự.

Bao gồm các nội dung chính, như: Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật, cây thuốc nam của khu vực nghiên cứu; thu thập kiến thức từ các thầy thuốc và cộng đồng người dân địa phương về các cây thuốc nam, bài thuốc dân gian, công dụng, cách chế biến và sử dụng cây thuốc nam; thu thập và xây dựng danh lục cây thuốc nam trên các vùng sinh thái ngọt, mặn lợ, giồng cát tỉnh Trà Vinh; đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nam ở tỉnh Trà Vinh; xây dựng bản đồ hiện trạng về đa dạng cây thuốc nam và bản đồ phân bố một số loài cây thuốc nam quý hiếm, có khả năng thương mại hóa tỉnh Trà Vinh; xây dựng bộ sưu tập mẫu cây thuốc nam (tiêu bản khô) gồm các loài có giá trị sử dụng cao, các loài đặc hữu, quý hiếm và có tiềm năng khai thác; xây dựng mô hình vườn thuốc nam bản địa tỉnh Trà Vinh; biên soạn và đưa vào xuất bản cuốn sách về các loài cây thuốc nam cho tỉnh Trà Vinh.

Địa bàn điều tra về thực trạng sản xuất cây thuốc nam tại 09 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh; điều tra về phân bố thực vật, thành phần loài, mật độ, trữ lượng, tình hình sinh trưởng và phát triển, dạng sống,… của thực vật và các loài cây thuốc nam; thu mẫu tiêu bản tại các vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ, đất giồng cát thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh; địa điểm xây dựng bộ sưu tập cây thuốc nam tại Viện Sinh học Nhiệt đới (thành phố Hồ Chí Minh); địa bàn xây dựng vườn sưu tập cây thuốc nam dự kiến tại các huyện: Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; với thời gian thực hiện là 18 tháng, tổng kinh phí thực hiện là 1.092.512.800 đồng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về nội dung và mức chi của đề tài; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện đề tài, đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, quy mô và tiến độ đề ra.

                                                                                                              NN (NN) 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 718
  • Tất cả: 1879261