image banner
Kết quả 04 năm thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh
Lượt xem: 602
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn thì sau 04 năm (2017 - 2020), có 8/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh, với tổng kinh phí đã hỗ trợ khoảng  24.464 triệu đồng, trong đó: Trồng mới, cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái, vườn dừa 1.797ha, hỗ trợ 15.804 triệu đồng; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả 1.784 ha, hỗ trợ 6.923 triệu đồng; trồng rau an toàn nhà lưới 3,4 ha, hỗ trợ 1.569 triệu đồng; đầu tư điểm tiêu thụ rau an toàn 4 điểm, hỗ trợ 144 triệu đồng; đầu mối tiêu thụ rau an toàn 10 ha, hỗ trợ 20 triệu đồng và các nội dung hỗ trợ còn lại như: Trồng rau an toàn tập trung; thuê đất trồng trọt; thuê đất nuôi cá, cua; thuê đất nuôi tôm; liên kết bao tiêu sản phẩm; tạm trữ bắp, đậu phộng không thực hiện được.     

Ảnh. Sản xuất rau trong nhà lưới 

Riêng kết quả thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh của các huyện, thị xã, thành phố: Về trồng rau an toàn nhà lưới: Có 5 huyện thực hiện, hỗ trợ 3,4 ha với tổng kinh phí 1.569 triệu đồng; về thuê, xây mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn: Có 4 huyện thực hiện được 4 điểm, số tiền hỗ trợ 144 triệu đồng; về đầu mối tiêu thụ rau an toàn: Huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành hỗ trợ được 10 ha, số tiền là 20 triệu đồng. về trồng mới, nâng cấp, cải tạo vườn cây ăn trái: Có 5 huyện thực hiện được 961 ha, kinh phí hỗ trợ là 10.270 triệu đồng; về trồng mới, nâng cấp, cải tạo vườn dừa: Có 4 huyện thực hiện được 836 ha, số tiền là 5.533 triệu đồng; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp, đậu phộng: Có 6 huyện thực hiện được 329 ha, kinh phí hỗ trợ 1.648 triệu đồng; về chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu: Có 6 huyện thực hiện được 910 ha, hỗ trợ 3.642 triệu đồng; về chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ: Có 3 huyện thực hiện được 543 ha, hỗ trợ là 1.631 triệu đồng.

Nhìn chung, chính sách hỗ trợ được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân. Kết quả: trồng mới và cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái và cây dừa thành vùng sản xuất tập trung: 1.797 ha; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm gắn với liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm: 1.784 ha; đầu mối tiêu thụ rau an toàn: 10 ha; trồng rau an toàn trong nhà lưới: 3,4 ha và chỉ hỗ trợ được 4 điểm tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, kết quả chưa đạt theo kế hoạch. Các địa phương tập trung hỗ trợ trồng mới, cải tạo, nâng cấp cây ăn trái - chiếm tỷ lệ kinh phí giải ngân cao nhất, tiếp đến là vườn dừa, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu…

Mặc dù vậy, về cơ bản chính sách đã tạo được động lực và định hướng, nhằm từng bước cơ cấu lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, liên kết trong sản xuất với quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường, làm nền tảng tiến tới xây dựng nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm; giúp người dân có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.                                                                                 

                                                                            NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 24
  • Trong tuần: 1 281
  • Tất cả: 1878771