image banner
Kết quả 4 năm cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh
Lượt xem: 631
Kết quả cơ cấu lại theo sản phẩm, giai đoạn 2017 - 2020, rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại, định hướng phát triển theo 3 cấp sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tỉnh Trà Vinh có một số sản phẩm như: Gạo, rau và quả, thịt heo, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, kết quả 4 năm triển khai, đối với sản phẩm chủ lực cấp tỉnh đã huy động và tập trung nguồn lực đầu tư phát triển 20/21 sản phẩm xác định, gồm: Trồng trọt 10 sản phẩm (lúa, bắp, đậu phộng, cam, bưởi, xoài, nhãn, chuối, thanh long, dừa); chăn nuôi 4 sản phẩm (Heo, bò, dê và gia cầm); thủy sản 6 sản phẩm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, chua biển, nghêu, cá lóc); riêng cây mía không đạt, tạo ra tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; giá trị sản xuất bình quân 01 ha canh tác các sản phẩm chủ lực tăng hơn 1,5 lần so với giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp toàn tỉnh; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và liên kết lại sản xuất theo chuỗi hàng các sản phẩm nông sản chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng và duy trì 26 nhãn hiệu nông sản chủ lực tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Đối với sản phẩm đặc sản địa phương: Triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thông qua Đề án “Phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030” đạt được một số kết quả nhất định thúc đẩy các ngành nghề truyền thống, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Số lượng sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và công nhận trong 02 năm là 56 (năm 2019 là 30 sản phẩm, năm 2020 là 26 sản phẩm), gồm 43 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao lót bạt

Ảnh. NN (NN)

Kết quả cơ cấu lại theo lĩnh vực, từ năm 2017 đến nay, thực hiện chuyển đổi và cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chuyển dịch đúng hướng, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp và tăng cơ cấu ngành thủy sản phù hợp với định hướng tái cơ cấu kinh tế của tỉnh và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm 2017 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 66,32%, lâm nghiệp chiếm 1,19%, thủy sản chiếm 32,49%; năm 2020 tương ứng là 59,89%, 1,1%, 39,01%. Tình hình thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp, biến động của thị trường và sự giảm giá của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, nhưng nhờ tập trung chỉ đạo khắc phục kịp thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phát triển cây, con giống mới và cơ giới hóa,… đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.           

Đối với xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, triển khai thực hiện chuyển đổi và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước chuyển đổi theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và đáp ứng nhu cầu thị trường; khoa học và công nghệ mới tiếp tục được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản chủ lực; nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh tiếp tục được đầu tư, tác động lớn đến quá trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung triển khai thực hiện tốt các dự án hỗ trợ sản xuất đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 giúp các hộ nghèo có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Huy động 1.365 tỷ đồng (vốn Trung ương chiếm 60%; vốn địa phương 40%). Đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 69 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 81,17% số xã), 08 xã nông thôn mới nâng cao (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh; xã Tân Hùng, xã Phú Cần và xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần; xã Ninh Thới, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè; xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang); bình quân tiêu chí mỗi xã đạt 18,12 tiêu chí, tăng 4,86 tiêu chí so với năm 2015; 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Tiểu Cần, Cầu Kè và Càng Long); thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng thủy sản theo đúng định hướng của tỉnh, hình thành một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh; diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng, tạo sự đột phá để tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp... Tuy nhiên, Công tác tuyên truyền, phát động thực hiện chưa tốt, chưa sâu rộng nên người dân và các doanh nghiệp chưa hiểu sâu về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tái cơ cấu, cũng như các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nên việc tham gia thực hiện, tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp tỉnh chưa kịp thời…).

Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; với nhiệm vụ, cơ cấu theo 03 nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương và cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực.                                                                                 

                                                                               NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 523
  • Trong tuần: 14 619
  • Tất cả: 1865069