image banner
Triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Lượt xem: 1371

Ngày 04/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nội dung Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ảnh. Thu hoạch lúa

Theo Chương trình, mục tiêu chung là đưa nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì, tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước.

Đến năm 2030, diện tích canh tác lúa toàn vùng còn 1,6 triệu ha (giảm khoảng 300 nghìn ha, chuyển sang canh tác trái cây và nuôi trồng thủy sản), diện tích gieo trồng lúa còn 3,1 triệu ha (giảm 1 triệu ha do giảm diện tích canh tác và giảm vụ), sản lượng lúa dự kiến còn 17,3 triệu tấn (giảm 6,3 triệu tấn); mở rộng diện tích trái cây, dự kiến tổng diện tích trái cây đạt khoảng 650 nghìn ha (tăng thêm 150 nghìn ha ở vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt), chủ yếu chuyển đổi từ các vùng đất lúa kém hiệu quả ở các khu vực bị xâm nhập mặn, khu vực có địa hình cao, các cù lao màu mỡ;  tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL đạt hơn 1,3 triệu ha, tăng thêm khoảng 300 nghìn ha (bao gồm diện tích đất lúa chuyển đổi và tăng diện tích luân canh với lúa và tôm rừng sinh thái);  tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL đạt hơn 1,3 triệu ha, tăng thêm khoảng 300 nghìn ha (bao gồm diện tích đất lúa chuyển đổi và tăng diện tích luân canh với lúa và tôm rừng sinh thái); phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, gắn với thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển sang chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; ứng dụng khoa học công nghệ; sản xuất khép kín, liên kết chuỗi với hệ thống giết mổ tập trung, nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, chất lượng thức ăn, thuốc thú y, xử lý môi trường. Nghiên cứu, xây dựng trung tâm giống vật nuôi tại vùng ĐBSCL. Phục hồi và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm; kết hợp hài hòa giữa bảo vệ rừng tràm, rừng ngập mặn với phát triển các sinh kế từ rừng, đặc biệt là thủy sản sinh thái dưới tán rừng (tôm, cua, cá...) và du lịch sinh thái; phát triển các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng và nhất là đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, chủ động cấp nước ngọt, mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống kè giảm sóng gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ đê biển, bờ biển. Hạn chế, sử dụng hợp lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản nhằm phòng tránh sụt lún, sạt lở.

Với các nhiệm vụ chính là rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng và tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo các định hướng chuyển đổi bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị; phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường; rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù; tăng cường liên kết vùng và tiểu vùng.

Đối với địa phương cần triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:

Tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể tại địa phương và phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Xây dựng và triển khai các dự án thực hiện Chương trình tổng thể. Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hàng năm của địa phương; gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. Quản lý, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình tổng thể do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình tổng thể tại địa phương; định kỳ sơ kết và tổng kết Chương trình tổng thể ở địa phương theo quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký (02/3/2020).

                                                                      NN (NN)   


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 18
  • Trong tuần: 638
  • Tất cả: 1879442