image banner
Kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025
Lượt xem: 928
Ngày 08/11/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025

Bánh tét sản phẩm OCOP xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang

Theo đó, mục tiêu tổng quát là tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, từng bước đưa các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh vào thị trường các nước trong khu vực; tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho các loại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh; nằm phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuổi giá trị, sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước; đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Trà Vinh đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, có ít nhất 3 đến 5 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chọn đề xuất và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; có ít nhất 02 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đăng ký ra thị trường tiềm năng ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng thương hiệu ít nhất 05 sản phẩm có khả năng cạnh tranh thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phát huy giá trị của các thương hiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xây dựng.
Với các nội dung chính cần thực hiện là đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xây dựng danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ; xây dựng, quản lý Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, áp dụng và công bố tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được ban hành.


Nguyễn Náo (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 43
  • Trong tuần: 749
  • Tất cả: 1879354