image banner
Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Lượt xem: 816
Trong 02 năm (2017 - 2018) tỉnh tiếp tục trồng mới diện tích rừng phòng hộ được 74,4 ha, nâng tổng số đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 9.006,22 ha gồm: Rừng tự nhiên: 2.960,8 ha; rừng trồng: 6.045,42 ha (trong đó rừng trồng đã thành rừng: 5.461,25ha, rừng trồng chưa thành rừng: 584,17 ha) góp phần nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 3,3% năm 2016 lên 3,6% năm 2018. Về cơ cấu loài cây trồng: Rừng tự nhiên 2.960,8 ha chiếm 32,87% tổng diện tích rừng (gồm: Bần 1.131,26 ha, hỗn giao ngập mặn 1.829,54 ha); Rừng trồng 6.045,42 ha, chiếm 67,13% (gồm: Phi lao 424,68 ha; Bần 1.221,50 ha; Đước 2.116,15 ha; Dừa nước 69,16 ha và hỗn giao ngập mặn 2.213,93 ha).

Từ khi Chỉ thị 13-CT/TW được ban hành, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực vào cuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, các văn bản liên quan đến cán bộ địa phương, quần chúng nhân dân nhất là các hộ dân sống ven rừng. Qua đó nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, tổ quản lý bảo vệ rừng, cộng đồng dân cư sống ven rừng được nâng lên; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của người dân từ đó công tác bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn. Công tác rà soát quy hoạch 03 loại rừng được triển khai thực hiện; xây dựng và thực hiện đề án giao đất giao rừng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ luôn được giám sát, kiểm tra thực hiện đúng theo quy định.
Thực hiện thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tuyên truyền pháp luật quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đến người dân sống trong và ven rừng Phi lao trên địa bàn các huyện có rừng.
Thực hiện tốt các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trong tỉnh. Rừng ngập mặn là môi trường sống và nơi cư trú của các loài thuỷ sinh vật, từ khi hệ sinh thái rừng ngập mặn được khôi phục, đã tạo môi trường thuận lợi cho cua, cá, nghêu, vọp, sò,... cư trú và sinh sản góp phần tạo thêm nguồn thu nhập của người dân. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo sử dụng rừng và đât lâm nghiệp đúng pháp luật, đúng quy hoạch kế hoạch, đúng mục đích và đạt hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, lấn biển chống xói mòn bờ biển, sông rạch, góp phần hiệu quả trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát huy tốt tiềm năng, nguồn lực của rừng và đất lâm nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì nhận định dự báo tình hình trong thời gian tới cũng nêu cụ thể: Hệ thống rừng ngập mặn ven biển của tỉnh luôn chịu sức ép rất lớn từ tác động của điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhất là tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hoạt động thiếu ý thức của một bộ phận nhỏ cộng đồng dân cư ven biển đã làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng, tình trạng lấn đất rừng để nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp sẽ còn tiếp diễn; công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan;... 
Vì vậy, nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong thời gian tới, tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật cho toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức và hoạt động cụ thể, kết hợp tuyên truyền trong các cuộc họp ấp. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp Ủy, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy cơ quan, tổ chức, địa phương đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Đẩy nhanh công tác rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chế các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng phòng hộ rất xung yếu, các dự án giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; gắn với triển khai có hiệu quả Quy hoạch tỉnh và các Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có tác động đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khẩn trương điều tra, đo đạc, xây dựng hỗ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ và bảo vệ tốt các hệ sinh thái ngập nước ven biển, ven sông.       

                                                     
Nguyễn Náo (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 67
  • Trong tuần: 773
  • Tất cả: 1879378