image banner
Kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 1007

Tính đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 8/2020), tổng diện tích đất canh tác cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh khoảng 94.774,82 ha (bao gồm: Ngô, cây lấy củ, mía, đậu phọng, cây gia vị…). Trong đó diện tích có ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt khoảng 13.051,3 ha (khoảng 13,8%), ước tính hết năm 2020 khoảng 18.955 ha (khoảng 20%). Giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 02 Doanh nghiệp tham gia sử dụng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn tổng diện tích 70 ha (trong đó: Chuối 25 ha, Thanh Long 45 ha), còn lại chủ yếu do người dân tự áp dụng  

Ảnh. Áp dụng hệ thống tưới tiên tiến

Về kết quả triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình, dự án thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong dự án ODA và dự án đầu tư khác, triển khai 06 mô hình thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gồm: Mô hình trồng đậu phộng trong mùa mưa sử dụng phân hữu cơ vi sinh, quy mô 04 ha/15 hộ tại Sóc Xoài xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang; mô hình trồng bắp chuyển đổi gen, quy mô 11 ha/26 hộ tại xã An Quảng Hữu 3 ha và xã Hàm Giang 8 ha; mô hình trồng dưa leo theo hướng an toàn tưới nước tiết kiệm thích ứng biến đổi khí hậu 02 mô hình, tổng diện tích 3,3 ha (trong đó 1,3 ha/6 hộ tại xã Long Đức và Phường 8, thành phố Trà Vinh; 2 ha/15 hộ tại xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải); mô hình trồng rau nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm thích ứng biến đổi khí hậu, quy mô 0,5ha/08 hộ tại phường 8 và phường 9 TP. Trà Vinh; mô hình trồng đậu phộng sử dụng phân bón thông minh chậm tan thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô 4 ha/11 hộ tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang. Đồng thời, tổ chức 546 lớp tập huấn ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, khuyến cáo người dân ứng dụng tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn để giảm tác động của hạn, mặn nhằm đảm bảo về năng suất, chất lượng và hạn chế tối đa rủi ro để thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh

Nhìn chung, trước tình hình biến đổi khí hậu - nước biển dâng, theo đó là xâm nhập mặn nguồn nước ngọt bị khan hiếm, việc áp dụng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tại các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp, cụ thể: tăng năng suất cây trồng (10%); giảm chi phí lao động để tưới và chăm sóc (30% - 50%), tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng mức độ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm (15%); hiệu quả đóng góp với sử dụng tài nguyên nước, cụ thể: lượng nước tiết kiệm so với tưới truyền thống (10% - 50%), tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha (30%); tăng mức độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (5%); giảm tỷ lệ đất hoang hóa (2%); hiệu quả đóng góp vào thu nhập người dân, doanh nghiệp, cụ thể: tăng thu nhập của người dân, doanh nghiệp so với không áp dụng (8%); hiệu quả trong công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, cụ thể: mức độ thiếu nước so với không áp dụng (tần xuất thiếu nước, mức độ thiếu nước); giảm mức độ thiệt hại sản xuất (30%), giảm mức rủi ro sản xuất, giảm lượng phân bón (30%); tăng diện tích sản xuất trên đất hoang hóa/sa mạc hóa (ha); hiệu quả chung đóng góp vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi, cụ thể: tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí lao động để tưới và chăm sóc, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp, thúc đẩy vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi trong thực tiễn ở địa phương khá tích cực. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống tưới tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cao, nông dân phần lớn không có khả năng đầu tư; một số bộ phận người dân chưa ý thức được dùng nước tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp, do đó không đầu tư; trên thị trường có nhiều loại hệ thống tưới khác nhau, người dân còn lúng túng trong việc chọn loại hệ thống nào phù hợp và có hiệu quả lâu dài và kinh phí chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình còn hạn chế...

Vì vậy, để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí để thực hiện một số nội dung, như: Đầu tư xây dựng 03 trạm bơm kênh bê tông, tổng số vốn đầu tư khoảng 49.829 triệu đồng để đáp ứng được nhu cầu về nước phục vụ cho diện tích trồng màu ở những vùng đất triền giồng, đất giồng cát, có cao trình từ + 0,8 trở lên; các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn khoảng 12.000 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 480 tỷ đồng; tiếp tục xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn gắn với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; thử nghiệm áp dụng các chính sách mới; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ. Tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiết kiệm nước thành công ở các tỉnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn thông qua Đài Truyền thanh, Truyền hình, Báo chí và hoạt động của Hội Nông dân tỉnh để nâng cao nhận thức của người dân tham gia xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

                                                                                    NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 8
  • Trong tuần: 646
  • Tất cả: 1879393