image banner
Kết quả 01 năm hoạt động ngành nghề nông thôn của tỉnh
Lượt xem: 833
Theo báo cáo của ngành chuyên môn thì trong năm 2020, về phát triển ngành nghề, làng nghề, toàn tỉnh hiện có 15.880 cơ sở tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn (tăng 2.190 cơ sở), với khoảng 36.383 lao động (tăng 9.526 lao động), tạo ra giá trị sản lượng 3.272,9 tỷ đồng, trong đó, có 13 làng nghề được công nhận (02 làng nghề nông nghiệp, 06 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 05 làng nghề chế biến thực phẩm); đang phối hợp địa phương khảo sát, hỗ trợ lập hồ sơ để trình công nhận làng nghề bánh tráng ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Chương trình OCOP, đến nay có 30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (27 sản phẩm đạt 3 sao, 03 sản phẩm đạt 4 sao); đang tiến hành khảo sát các sản phẩm có tiềm năng 5 sao, đăng ký sản phẩm OCOOP cấp quốc gia. Về kinh tế hợp tác, toàn tỉnh có 1.993 THT nông nghiệp, tăng 30 tổ hợp tác so với năm 2019, với 36.352 tổ viên (995 THT sản xuất lúa, với 19.917 tổ viên); tổ chức được 09 cuộc tuyên truyền, tập huấn với trên 200 cán bộ nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố dự. Tổ chức 13 lớp tập huấn thành lập mới, 04 lớp liên hiệp HTX, 09 lớp củng cố và 09 lớp hướng dẫn đánh giá HTX cho 1.050 lượt người dự. Thành lập mới 20 HTX lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 145 HTX nông nghiệp (trong đó, 09 HTX giải thể, sáp nhập và 07 HTX ngưng hoạt động); tổng diện tích đất tham gia hợp tác sản xuất 2.580 ha, với 8.081 thành viên; vốn điều lệ 95,27 tỷ đồng, thu hút 9.384 thành viên, tạo việc làm cho 742 lao động trong HTX. Có 13 HTX tham gia thí điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; tuyên truyền, vận động thành lập Liên hiệp Hợp tác xã, tổng cộng được 08 cuộc....

Ảnh. Máy đóng gói cốm

Nhìn chung, với kết quả trên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, như hoạt động của các HTX nông nghiệp hiệu quả thấp; việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP, ngành nghề nông thôn còn gặp một số khó khăn nhất định…

Vì vậy, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới về ngành nghề nông thôn là phát triển mới 09 HTX, 02 liên hiệp HTX và trên 50% HTX hoạt động có hiệu quả theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương kêu gọi và tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng, sản phẩm, ngành hàng, khuyến khích các mô hình sản xuất công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và các quy trình sản xuất tốt, liên kết theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu: Đổi mới và phát triển, nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nông nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ các HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá mô hình hiệu quả, kết nối nông sản thị trường, sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận, ứng dụng công nghệ cao. Tôn vinh, khen thưởng các hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại hoạt động hiệu quả tiêu biểu. Sắp xếp, bố trí và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo quản lý, điều hành HTX hoạt động hiệu quả; đặc biệt là đào tạo nâng cao năng lực của giám đốc HTX. Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp, đặc biệt trong công tác quản trị, định hướng phát triển và tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững. Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật hợp tác xã và các văn bản dưới Luật để nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ trong hệ thống quản lý Nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp nhằm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn có đủ kinh nghiệm thực tiễn để hỗ trợ cho việc củng cố, kiện toàn hoạt động cũng như thành lập mới các hợp tác xã.

Về Chương trình OCOP, xây dựng Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn năm 2021- 2025 và định hướng năm 2030; lập dự án Xây dựng và Phát triển mỗi xã phường một sản phẩm năm 2021 và triển khai thực hiện; đào tào, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện và cấp xã Chương trình mỗi xã một sản phẩm; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm chủ lực hiện có, định hướng cho các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, cơ sở, Hợp tác xã, Tổ hợp tác...) nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Về Ngành nghề nông thôn và chương trình giảm nghèo, khảo sát, xây dựng, thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tại các xã ngoài Chương trình 30a và chương trình 135, Dự án Hỗ trợ ngành nghề nông thôn. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2021.

                                                                                  NN (NN)


Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 49
  • Trong tuần: 755
  • Tất cả: 1879360