image banner
Kết quả triển khai thực hiện Dự án nuôi vịt thịt và trồng rau ăn lá cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo tại xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú
Lượt xem: 913
Ngày 04/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản phê duyệt Dự án nuôi vịt thịt và trồng rau ăn lá cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo tại xã Ngãi Xuyên thuộc Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” năm 2020, cụ thể: hỗ trợ cây trồng vật nuôi, gồm hạt rau muống, phân bón và 3.600 con vịt thịt cùng 1 phần thức ăn và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 36 hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó, có 15 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo) với kinh phí 686.986.000 đồng (trong đó: nhà nước hỗ trợ 498.678.000 đồng, đối ứng của dân 188.308.000 đồng) để góp phần tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống và dinh dưỡng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án.

Vịt mái được hộ dân giữ lại lấy trứng hàng ngày.

Ảnh. NN(NN)

 Kết quả triển khai thực hiện dự án, đến nay vịt có trọng lượng bình quân 3,2 kg/con (tỷ lệ hao hụt bình quân 5,7%). Hiện nay đàn vật nuôi phát triển tốt, vịt mái được hộ dân giữ lại lấy trứng hàng ngày, vịt trống bán đi thu lại kinh phí, sử dụng mua lương thực, thực phẩm. 100% số hộ dân tham gia dự án nắm chắc và vận dụng tốt kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh trên gia cầm và cây trồng. Dự kiến có 36 hộ thoát nghèo sau khi dự án kết thúc; Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Nhận thức về chương trình, ý thức vươn lên thoát nghèo của các hộ tham gia dự án nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung đã có chuyển biến tích cực; Góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững và giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa phương. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Dự án nuôi vịt thịt và trồng rau ăn lá góp phần cải thiện dinh dưỡng các hộ tham gia dự án. Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm. Trong đó 36 hộ tham gia chương trình tham gia tổ hợp tác sản xuất.

Nhìn chung, thực hiện dự án gắn với công tác giảm nghèo trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chứ thực hiện nghiên túc; thời điểm xuất chuồng đúng thời gian giá đầu ra cao góp phần tăng thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho các hộ tham gia dự án, tạo diều kiện duy trì và nhân rộng mô hình đạt hiệu quả; con giống, thức ăn, thuốc thú y lựa chọn các cơ sở, đại lý có uy tín cung cấp do đó đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu, bàn giao đúng kế hoạch của chủ đầu tư; mô hình triển khai thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong quá trình thực hiện và tổ chức thực hiện dự án. Tuy nhiên, phần lớn người dân tham gia mô hình là dân tộc Khmer nghe, nói tiếng Việt chưa thông thạo, còn bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên, học viên khi tiếp cận nhằm giúp cho người dân hiểu được kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, cán bộ quản lý nhờ sự hỗ trợ của địa phương phiên dịch lại; tuy mô hình được giám sát chặt chẽ nhưng một số hộ chưa thật sự quan tâm, còn đi làm thuê mướn bên ngoài chăm lo cho cuộc sống hàng ngày do đó dẫn đến hao hụt đàn vật nuôi.

Vì vậy, thời gian tới địa phương cần tiếp tục nhân rộng dự án ra các xã lân cận với các nội dung cơ bản sau: Tuyên truyền về hiệu quả dự án; tập huấn kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn; huy động, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để nhân rộng mô hình.

                                                                    NN (NN) 

                                    

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 8
  • Trong tuần: 646
  • Tất cả: 1879393